Ăn tất niên chuẩn bị đón tết cổ truyền – Theo phong tục ngày tất niên là ngày 30 tháng chạp âm lịch( năm đủ) và ngày 29 tháng chạp âm lịch (năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên.
Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau). Trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng). Đây là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết mà chúng ta phải lưu ý.
Mục lục nội dung
Những công việc nên làm trong ngày 30
1. Bày mâm cỗ
Vào thời gian này là thời gian đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh. Hoặc còn gọi là cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa
2. Cúng kiến tổ tiên
Sắp dọn bàn thờ Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang tri tet và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn.
3. Bày trí mâm ngũ quả
Có nhà cũng cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khủy và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.
Lời kết:
Ngày nay, việc cúng tất niên và ăn tất niên không chỉ vẻn vẹn trong gia đình nữa mà đã trở thành một phong tục của các cơ quan, doanh nghiệp, vào những ngày gần cuối năm, trước khi cho công nhân nghỉ tết thì các cơ quan, doanh nghiệp đề tổ chức cúng tất niên và cùng ăn mừng một năm làm việc thắng lợi. Năm cũ qua đi và đón chào những thành công mới vào năm tiếp theo.