Chúng ta thường làm gì vào những ngày cuối năm – Vào những ngày cuối cùng của một năm thì có rất nhiều việc để làm. Nào là dọn nhà cửa cho tươm tất, nào là mua sắm đồ để bàn thờ tổ tiên,…
Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp. Là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo quân). Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ. Và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.
Chuẩn bị lễ cúng ông Táo đầy đủ
Lễ cúng gồm có:
- Hương (nhang), nến, hoa quả, vàng mã
- Hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép. Cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ.
Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu. Trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên. Theo phong tục, cây nêu được dựng lên để chống lại quỷ dữ và những điềm gở. Hoặc trang trí thêm những thứ được coi là để dọa ma quỷ như: tỏi, xương rồng, hình nộm và lá dứa.
Ngoài phong tục đưa ông táo về trờ ra thì có một số vùng miền còn có phong tục đưa ông bà. Cùng dịp với đưa ông táo. Với phong tục này sau khi cúng đưa ông bà đi thì tất cả lư hương trên bàn thờ.Gia chủ sẽ dọn sạch nhang đi. Và chỉ chừa lại 3 cây và sau ngày này thì không phải thấp nhang nữa.
Cho đến đêm giao thừa sẽ có một lễ cúng giao thừa, vào sáng ngày mùng 1 thì sẽ có một lể cúng rước ông bà . Thì từ lúc này trên bàn thờ lúc nào cũng có nhang đèn. Giống như ông bà tổ tiên cùng đón tết xum vầy với con cháu.
Trước ngày Tết, người Việt cũng chuẩn bị bánh chưng, bánh giầy. Còn ở miền nam thì loại bánh phổ biến là bánh tét . Ngoài ra còn các món ăn thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên.