Mục lục nội dung
Sự khác biệt giữa công nghệ in UV và in thông thường là gì ?
Trước đây mọi người dường như chỉ biết đến cách in truyền thống. Mặc dù đã xuất hiện từ những năm 1970 nhưng mãi đến những năm gần đây công nghệ in UV mới được phát triển. Nhiều máy in hiện nay được bổ sung khả năng in UV do có nhiều ưu điểm so với in truyền thống.
So sánh in kỹ thuật số và in UV
Quá trình in của hai phương pháp này gần như giống hệt nhau. Sự khác biệt đến từ các loại mực và quy trình sấy khô của từng loại mực.
Giống nhau
In uv và in truyền thống giống nhau khi xét về mục đích sử dụng. Xét về bản chất, hai loại in này đều dùng trong in ấn tài liệu. Cũng có thể dùng để quảng bá thương hiệu, thể hiện thông tin trên sản phẩm. Những bản in lớn còn được sử dụng trong quảng cáo như băng rôn và tờ rơi.
Khác nhau
In kỹ thuật số thông thường
Là phương pháp in ấn hiện đại sử dụng công nghệ kỹ thuật số vào in ấn, các hình ảnh kỹ thuật số được phân tích và đưa vào in ấn trực tiếp cho ra các sản phẩm ngay lập tức với số lượng lớn và chất lượng cao.
Với cách in truyền thống này mực in được làm khô thông quá quá trình sấy cơ học. Hai nhóm mực có thể được sử dụng ở đây là: mực nước và mực dầu. Đây không phải một lựa chọn an toàn cho môi trường. Khi sấy bằng nhiệt dung môi trong mực sẽ bay hơi và giải phóng VOCs vào không khí.
Hai nhóm mực được sử dụng trong in phun kỹ thuật số:
Mực Dye (gốc nước)
Là loại mực căn bản, chỉ sử dụng trong nhà, giá rẻ. Các vật liệu in sử dụng được với loại mực này cũng không đắt tiền và rất dễ tìm ngoài thị trường.
Mực Eco Solvent (gốc dầu)
Là loại mực in chuyên dụng cho trong nhà lẫn ngoài trời, màu sắc đẹp sắc sảo độ phân giải cao, nét chữ rõ ràng ảnh sắc nét, với độ bám dính tốt, khô liền khi in xong.
Nguyên lý: Dựa trên sự tự động hoá của máy móc, các hình ảnh cần in được nạp vào máy in kỹ thuật số, máy móc sẽ xử lý số liệu phân tích và tự động pha màu và thực hiện in cho ra sản phẩm ngay mà không mất thời gian đợi chờ.
Với phương pháp này, thông thường để hỗ trợ cho việc sấy khô sau khi in. Giấy in phải được phun một lớp bột hỗ trợ. Tùy thuộc vào đặc điểm giấy in và trọng lượng, công đoạn sấy có thể kéo dài thời gian hơn để mực khô hoàn toàn.
Ưu điểm của phương pháp in này là: Có thể in lấy ngay, kích thước bản in đa dạng, cho chất lượng in ấn tốt, có thể in trên nhiều vật liệu như giấy, decal, PP, PVC, … phù hợp với in số lượng lớn cho chi phí in rẻ.
Tuy nhiên, một số chất liệu rất khó in thậm chí là không thể in được, đòi hỏi người in phải hiểu biết về công nghệ và trang bị các máy móc in ấn hiện đại khá tốn kém. Cho nên cách in không thể áp dụng trên các vật liệu như nhựa, giấy bạc, gỗ hay acrylic. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của phương pháp in kỹ thuật số
In UV
Để khắc phục nhược điểm của in kỹ thuật số thông thường. Phương pháp in UV được phát triển để đáp ứng nhu cầu in ấn ngày càng cao. Đa dạng trên mọi chất liệu.
Khác với mực in truyền thống, mực in UV khô thông qua một quá trình quang hóa. Các loại mực này được tiếp xúc với ánh sáng cực tím ngay khi được in. Lập tức mực chuyển từ chất lỏng hoặc sệt sang chất rắn với rất ít dung môi bay hơi.
Vì mực khô ngay lập tức khi tiếp xúc với tia cực tím mà không cần phụ gia hỗ trợ. Nên việc thải chất hữu cơ VOCs ra môi trường gần như bằng không. Nói cách khác, in UV được coi là công nghệ in xanh, an toàn cho môi trường.
Phương pháp này thì mực hầu như không bị hấp thụ vào vật liệu. Do đó, ngay cả nhựa, kim loại, PVC, acrylic, decal nhôm… Hay bất kì vật liệu nào mà phương pháp in thông thường không thể in được đều có thể áp dụng cho in mực khô UV.
Đặc biệt, vì mực UV khô nhanh khi tiếp xúc nên chúng không bao giờ bị nhòe. Bên cạnh đó, vật liệu nền của phương pháp in UV luôn được cố định chỉ có đầu in của máy in là di chuyển. Do đó, có thể in nhiều lớp màu chồng nhau trên cùng bản in. Và điều đó có nghĩa là hầu như bạn có thể in lên tất cả chất liệu mà vẫn cho hình ảnh sắc nét và màu sắc tươi sáng.
Theo Hoavandecal